Chuyến đi của Henry Kissinger Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon

Ngày 27 tháng 4/1971, Đại sứ Pakistan chuyển cho Henry Kissinger 1 thông điệp của Chu cho biết "Chính phủ Trung Quốc xác nhận lại sự sẵn sàng đón tiếp công khai ở Bắc Kinh 1 phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ hoặc Ngoại trưởng hoặc thậm chí bản thân Tổng thống Mỹ".

Cố vấn Mỹ-Tiến sĩ Henry Kissinger gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc Chu Ân LaiMao Trạch Đông

Để dọn đường cho chuyến thăm chính thừc của Tổng thống Nixon, Kissinger mau chóng thu xếp 1 chuyến đi tiền trạm bí mật sang Bắc Kinh nhằm chuẩn bị chương trình và trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề 2 bên quan tâm. Ngày 2 tháng 6, Chu Ân Lai chính thức chấp nhận đề xuất của Mỹ và không lâu sau đó, phi cơ chở Kissinger cất cánh ngày 1/7 năm 1971.

Trạm dừng đầu tiên của Kissinger là Nam Việt Nam và sau đó là Ấn Độ trước khi tới Pakistan ngày 8/7. Tại đây, ông cáo bệnh và lui về nơi nghỉ mát của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lại lén chuồn lên phi cơ của Pakistan và bay thẳng đi Bắc Kinh.

Trong hai ngày rưỡi, ông tiến hành các cuộc họp với Chu Ân Lai và các quan chức cao cấp khác của Trung Quốc. Kissinger cho rằng Chu là "một trong hai hay ba người đầy ấn tượng nhất mà tôi đã từng gặp. Lịch sự, kiên nhẫn một cách dứt khoát, thông minh một cách khác thường, tế nhị, ông ta đã tiến hành các cuộc thảo luận với 1 vẻ uyển chuyển, nhẹ nhàng thấm sâu vào thực chất mối quan hệ mới của chúng tôi."

Cuối cùng, 2 bên trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề nổi bật và ấn định cho cuộc họp cấp cao giữa Nixon và bộ đôi Mao-Chu là năm 1972. Khi rời Bắc Kinh, đánh điện về Mỹ ông Kissinger chỉ ghi 1 chữ duy nhất "Eureka".

Vấn đề Đài Loan

Trước khi Tổng thống Mỹ sang Hoa lục thì có 1 trở ngại lớn cần phải giải quyết là vấn đề đảo Đài Loan. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lớn tiếng đòi Liên Hợp Quốc phải khai trừ Trung Hoa Dân Quốc và Mỹ phải hủy bỏ các hiệp định Quân sựNgoại giao với chính phủ Dân Quốc. Đây là vấn đề khó khăn với Tổng thống Nixon.

Do đó, tuy chỉ thị cho Đại sứ Georges Bush tại Liên Hợp Quốc kiên quyết giữ ghế của Trung Hoa Dân Quốc nhưng trong hậu trường thì lại khác. Trước khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu về vấn đề Trung Quốc, Kissinger và Chu Ân lai đã thảo xong phần lớn Thông cáo Thượng Hải là thứ mà Nixon và Chu sẽ ký khi 2 bên gặp nhau tại Bắc Kinh. Trong Thông cáo, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tự tuyên bố mình là Chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc còn người Mỹ chỉ tuyên bố mập mờ:

Mỹ ghi nhận việc tất cả người Trung Hoa ở 2 bên eo biển Đài Loan cho rằng chỉ có 1 Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không thách thức lập trường đó...

Ngày 25 tháng 5, Đại hội đồng họp và như mong đợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khai trừ Trung Hoa Dân Quốc và công nhận họ gia nhập tổ chức này. Hội nghị cấp cao Trung-Mỹ cũng được chính thức ấn định là ngày 21 tháng 2 tháng 1972.

Vấn đề Việt Nam

Một vấn đề khác 2 bên cần bàn thảo là về cuộc chiến tại Việt Nam. Washington hy vọng giành được sự giúp đỡ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để sớm chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam một cách thuận lợi, cho phép Hoa Kỳ "luồn lách" ra khỏi Việt Nam. Theo tính toán, Tổng thống Mỹ phải cố gắng thuyết phục Mao-Chu ép Hà Nội đi vào 1 giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến.[9]

Tuy nhiên Chu Ân Lai nhấn mạnh rằng trước khi có cuộc họp cấp cao, không bên nào được thảo luận công khai về cuộc chiến và phía Mỹ tán thành. Trung Quốc lo ngại những tác động tới đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ. Cố vấn Kissinger có giải thích cho nghị sĩ Gerald Ford rằng:

Các nhà lãnh đạo Hà Nội rất không tin vào tình hình quốc tế. Với tính đa nghi tự nhiên của người Việt Nam và với bệnh quá ảo tưởng về Cộng sản của họ, họ lo ngại sâu sắc về điều đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc... Họ đã chiến đấu 25 năm, và bây giờ... họ sợ họ có thể bị (Trung Quốc) bỏ rơi.

Nếu Washington hoặc Bắc Kinh thừa nhận rằng Việt Nam là 1 phần trong chuyến đi của Tổng thống Mỹ tới Trung Hoa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chắc chắn sẽ chạy ngay tới sát Moskva hơn nữa và sức ép của Bắc Kinh sẽ không còn hiệu quả. Kết quả là Chu nhấn mạnh tới 1 sự im lặng về "vấn đề Việt Nam" và Nixon cũng thông báo cẩn thận cho các ký giảQuốc hội Hoa Kỳ.